Nam từ liêm ở đâu ? quận nam từ liêm, thành phố hà nội

Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông Hồng.

Bạn đang xem: Từ liêm ở đâu


INTRODUCTION TO BAC TU LIEM DISTRICT (ENGLISH)

Di tích, Lễ hội quận Bắc Từ Liêm

Lãnh đạo Quận Ủy - HĐND - UBND Quận



Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số 320.414 người.
Quận Bắc Từ Liêm hiện có 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo.
Trụ sở QU-HDND-UBND Quận: Lô C, Khu liên cơ quan, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội;
Nghị quyết hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Quận, (Nhiệm kỳ 2010 – 2015) nêu rõ phương hướng, mục tiêu là: Xây dựng đảng bộ, các tổ chức Đảng thuộc đảng bộ trong sạch vững mạnh; xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội; đẩy mạnh thực hiện trật tự- văn minh đô thị, chỉnh trang và phát triển giao thông đô thị; phát triển kinh tế bền vững, cơ cấu hợp lý, văn hoá - xã hội tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội được giữ vững; thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc; hướng tới xây dựng quận Bắc Từ Liêm trở thành Đô thị Sạch - Xanh - Hiện đại của Thủ đô Hà Nội.
* Về thuận lợi: Tình hình chính trị - xã hội của đất nước và thủ đô luôn được giữ vững và ổn định; Quận Bắc Từ Liêm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của Thành uỷ-HĐND-UBND Thành phố, sự giúp đỡ, phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố; Quận Bắc Từ Liêm đã được quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu đã và đang được phê duyệt; Quận có sự đoàn kết thống nhất cao trong Đảng bộ và hệ thống chính trị từ Quận đến cơ sở; nhân dân trong Quận có sự đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tuyệt đại bộ phận chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong Quận luôn nâng cao ý thức trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn, thi đua phấn đấu để hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ chính trị của Quận.
* Về khó khăn: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn gặp khó khăn, do suy thoái kinh tế chưa được phục hồi; tình hình nợ xấu của các ngân hàng cao, khả năng thanh khoản kém; thị trường bất động sản chưa được phục hồi. Khả năng thu ngân sách trên địa bàn chỉ chiếm khoảng 1/4 so với tổng thu ngân sách huyện Từ Liêm trước đây. Quận vẫn là đơn vị hành chính có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng cơ học và yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội cao; khối lượng công việc phải giải quyết thường xuyên của các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ Quận tới cơ sở lớn; một số phát sinh trong thực hiện chính sách về đất đai có tính lịch sử từ nhiều năm trước phải giải quyết sẽ tiếp tục phát sinh; cơ sở vật chất hạ tầng khung (đặc biệt là giao thông) chưa phát triển; là địa bàn còn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự.
Các yếu tố khách quan, chủ quan trên là thách thức không nhỏ tác động đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ.
Do vậy, tư tưởng chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Quận được xác định là: Bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy – HĐND – UBND Thành phố, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Quận năm 2014.
1. Duy trì phát triển kinh tế nhanh và bền vững, triển khai thực hiện một số trọng tâm về phát triển kinh tế những năm tiếp theo.
- Công nghiệp: Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hướng phát triển công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ cao. Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn. Thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án công nghệ cao sinh học. Quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện về môi trường sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình, làng nghề, ngành nghề hiện có.
- Thương mại, dịch vụ: Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các loại hình sở hữu; tăng cường hướng dẫn nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh; đặc biệt là các loại hình dịch vụ chất lượng cao trong thương mại, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng...
- Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp sinh thái. Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng vành đai xanh Thủ đô Hà Nội và dịch vụ du lịch xanh theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện các biện pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Về phòng chống thảm họa thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn: Thực hiện tốt công tác phòng chống thảm họa thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn từ tháng 4/2014; tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước,cải tạo, nạo vét hệ thống thủy lợi trên địa bàn nhằm hạn chế, phòng chống úng ngập sản xuất và dân cư trên địa bàn.
- Củng cố và phát triển quan hệ sản xuất: Đảm bảo sự phát triển vững chắc của các ngành kinh tế và quan hệ sản xuất theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm tốt công tác quản lý thị trường; phòng, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại; quản lý chống đầu cơ, nâng giá và đảm bảo bình ổn thị trường. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; không để phát sinh dịch trên địa bàn Quận. Thực hiện có hiệu quả các chương trình bán hàng bình ổn giá và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Định kỳ 6 tháng một lần, lãnh đạo Quận tổ chức tiếp xúc với đại diện doanh nghiệp để nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Về thực hiện dự toán ngân sách; huy động nguồn lực, đầu tư phát triển: Hoàn thành các chỉ tiêu, sắc thuế và thu ngân sách nhà nước do Thành phố giao năm 2014; tăng cường quản lý, chống thất thu thuế; hoàn thành dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tích cực thực hiện các khoản thu khác.
Xây dựng kế hoạch khai thác các nguồn lực, đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển trước mắt và lâu dài.
Chú trọng đảm bảo thực hiện tốt các chính sách xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt chính sách đối với người có công, chính sách với người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý lao động đối với doanh nghiệp. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia giải quyết việc làm; chú trọng thực hiện hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức các phiên giao dịch việc làm. Tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn tệ nạn xã hội; đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma tuý.
3. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; tạo chuyển biến mạnh về quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, thực hiện tốt ‘‘năm trật tự văn minh đô thị’’, các dịch vụ đô thị và bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Mua Bán Căn Hộ Chung Cư Trong Đống Đa Giá Rẻ 04/2024, Chung Cư Cao Cấp Quận Đống Đa


Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo yêu cầu theo sự chỉ đạo của Thành phố, của Quận; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Trước mắt tập trung thực hiện các dự án: Đề pô xe điện, đường 32, các tuyến đường giao thông hạ tầng khung, đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghệ cao sinh học, các tuyến đường và công trình công cộng ở các Phường, đấu giá quyền sử dụng đất ở Xuân Đỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước; xử lý 100% các hành vi vi phạm pháp luật mới phát sinh về quy hoạch đất đai, trật tự xây dựng, có kế hoạch xử lý vi phạm tồn tại của các năm trước...; tích cực thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ và giải quyết kịp thời các vướng mắc về bàn giao đất do điều chỉnh địa giới hành chính; rà soát và thu hồi đất công, đất “kẹt” bị lấn chiếm, sử dụng trái mục đích để đưa vào sử dụng việc công theo quy hoạch.
Tập trung thực hiện tốt “Năm trật tự văn minh đô thị”, xây dựng tiêu chí vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, sắp xếp kinh doanh, đảm bảo văn minh đô thị theo hướng “sạch – gọn gàng – ngăn nắp” tiến hành xử lý nghiêm vi phạm về trật tự văn minh đô thị. Đảm bảo trật tự giao thông đô thị theo chỉ đạo của Chính phủ, Thành uỷ-HĐND-UBND Thành phố.
Rà soát và xây dựng kế hoạch phát triển giao thông theo quy hoạch, chỉnh trang những tuyến đường giao thông hiện có.
Phát triển các dịch vụ đô thị (điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ đô thị khác); đảm bảo các yêu cầu thiết yếu của nhân dân về dịch vụ đô thị tạo cảnh quan các khu dân cư đảm bảo sạch - xanh- đẹp.
Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực tới các môi trường sống của nhân dân.
4. Tăng cường củng cố công tác quốc phòng- an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu; xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Tăng cường nắm bắt tình hình, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động của các thế lực thù địch. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống cháy nổ. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; các hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối người thi hành công vụ, xâm hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân. Tích cức thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội; trật tự an toàn giao thông. Đảm bảo cuộc sống bình yên của nhân dân.
5. Đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ:
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp:
Quận Bắc Từ Liêm có 133 di tích. Trong đó có 58 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa, 27 di tích cách mạng kháng chiến, 11 di tích được gắn biển. Trong đó có những di tích nổi tiếng như: Đình Chèm, Đông Ngạc, Thượng Cát, Chùa Kỳ Vũ, Miễu Đồng Cổ, Đình Đăm Tây Tựu. Di tích cách mạng kháng chiến pháo đài Xuân Tảo, trận địa tên lửa Chèm, Di tích lưu niệm Hồ Chí Minh Kiều Mai, Công trình thủy lợi Chèm; Làng hoa Tây Tựu, làng khoa bảng Đông Ngạc…
Trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có công viên Hòa Bình là công viên lớn được xem là một trong những biểu tượng của Thủ đô, tọa lạc trên diện tích 20 ha, tại phường Xuân Đỉnh. Năm 2000, kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô Hà Nội vinh dự được UNESCO – Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc trao tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa Bình”. Để tạo dựng một biểu tượng của Thủ đô, Thành phố đã quyết định xây dựng công viên mang tên Hòa Bình. Công viên này sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại và đa dạng các hoạt động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho dân cư trên địa bàn quận và thu hút khách du lịch ở các nơi khác.

Quận Nam Từ Liêm là một phần của vùng đất Từ Liêm. Gần hai nghìn năm trước, địa danh Từ Liêm đã xuất hiện và trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện từ thế kỷ thứ 7, theo đó, các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, 5 phường của quận Tây Hồ (Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Tứ Liên và Xuân La), phường Nhân Chính của quận Thanh Xuân nằm trong huyện Từ Liêm rộng lớn trước đây, chạy suốt từ Hồ Tây đến giáp Hà Đông.

Nam Từ Liêm – một vùng đất cổ, với truyền thống lịch sử hào hùng

Khi Thăng Long trở thành Kinh đô của Đại Việt (1010), Từ Liêm là cửa ngõ phía Tây – địa bàn có ý nghĩa cơ động và chiến lược về nhiều mặt chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hóa.


*
Cảnh quan đình Đại Mỗ, phường Đại Mỗ

Nam Từ Liêm – Dấu ấn di sản văn hóa của Thăng Long – Hà Nội

Văn hóa vùng Nam Từ Liêm gắn bó với văn hóa châu thổ sông Hồng và sông Nhuệ. Lịch sử trải dài hàng ngàn năm khai phá vùng đất và chống ngoại xâm đã lưu giữ nhiều di tích lịch sử – văn hóa với 45 di tích đã xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố (năm 2015). Đình Đại Mỗ (phường Đại Mỗ) thờ Thành hoàng làng là vị nhiên thần Đức Thủy Hải Long Vương (là một trong 50 người con trai của Lạc Long Quân theo cha, xuống biển, dạy dân làm nghề trồng lúa nước);… bà Ả Lả Nàng Đê, vị nữ tướng của Hai Bà Trưng và ba vị Đại vương họ Nguyễn (tức ba cha con, ông cháu Tể tướng Nguyễn Xung Đức (1648-1720) cả 5 vị này đều được thờ ở các làng thuộc xã Đại Mỗ cũ.

Làng Mễ Trì Hạ thuộc phường Mễ Trì, có ngôi đình cổ ở trung tâm làng. Đầu năm 1426, Lê Lợi từ Thanh Hóa tiến quân ra vây quân Minh ở thành Đông Quan, cánh quân phía Tây do tướng Lê Thụ chỉ huy đến đóng tổng hành dinh trên núi Anh Sơn rồi đưa quân ra chặn đánh tan cánh quân Minh do Phương Chính chỉ huy đóng ở Phú Đô, bọn giặc phải rút chạy vào trong thành cố thủ. Sau khi đất nước giành được độc lập, nghĩ đến công lao của nhân dân xã Anh Sơn đã giúp nghĩa quân Lam Sơn, nên năm Thuận Thiên thứ 5, năm Nhâm Tý (1432) vua Lê Thái Tổ cấp tiền cho dân xây lại, đình không ở chỗ cũ mà mỗi thôn xây một ngôi đình như hiện nay. Đó là đình Mễ Trì Thượng và đình Mễ Trì Hạ. Về sau, nhân dân Anh Sơn trồng được gạo tám thơm tiến vua nên được đổi tên là xã Mễ Trì (nghĩa là ao gạo, vì ở đây có cái đầm rộng 40 mẫu cấy gạo thơm).


*
Toàn cảnh lễ hội đình Thị Cấm

Nam Từ Liêm, vùng đất khoa bảng, hiếu học “Mỗ – La – Canh – Cót: tứ danh hương”

Làng Tây Mỗ (nay là phường Tây Mỗ) có 8 người đỗ đại khoa (Tiến sĩ) và 75 người đỗ Cử nhân thời phong kiến xưa. Làng Đại Mỗ (Phường Đại Mỗ) có ba cha, con và cháu đỗ đại khoa (Tiến sĩ) của dòng họ Nguyễn Quý: Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân và Nguyễn Quý Kính. Nguyễn Quý Đức (1648 – 1720) đỗ Đình Nguyên năm 28 tuổi, làm quan hơn 40 năm, cao nhất là chức Thiếu Phó (1714), Binh bộ Thượng thư, Tham tụng (1708). Ông làm quan nổi tiếng thanh liêm, có nhiều công lao với sự nghiệp phát triển đất nước thời đó. Cả ba người, khi mất đều được vua phong là Đại Vương phúc thần và thờ ở đình làng Đại Mỗ. Xuân Phương, vùng quê của nhà cách mạng – nhà thơ Xuân Thủy, tính đến năm 1915, có 42 Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài. Riêng làng Thị Cấm cũng nổi danh có Bùi Doãn Đốc, đỗ Bảng nhãn năm 1535, tham gia viết “Đại Việt sử ký tục biên” có văn bia ở Cầu Giấy (cầu Tây Dương) khắc năm 1679.

Gắn liền với các di tích và thắng cảnh, trên đất Nam Từ Liêm còn lưu giữ 27 di sản văn hóa phi vật thể: 22 lễ hội, 4 làng nghề truyền thống, 1 tri thức dân gian.


*
Lễ hội Thổi cơm thi

Các lễ hội truyền thống đều có mặt ở hầu hết các làng, xã (nay là tổ dân phố, phường) trên vùng đất Nam Từ Liêm giàu truyền thống văn hóa. Ở đây, rất độc đáo là lễ hội đình Thị Cấm, có hội Thổi cơm thi rất đặc sắc, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng Giêng âm lịch. Làng Thị Cấm thờ Phan Tây Nhạc (tướng của vua Hùng thứ 18). Ông từng đóng quân ở Thị Cấm, có tổ chức cho quân lính thổi cơm thi. Sau khi ông mất, làng tôn làm Thành hoàng và hằng năm mở hội lớn tại đình. Tóm tắt Hội Thổi cơm thi đình Thị Cấm như sau: Từ xưa quy định làng có 4 giáp, mỗi giáp cử 10 người nam nữ phân công như sau: 4 người xay thóc giã gạo, 2 người kéo lửa (bằng các cật cây giang), 1 người đi lấy nước, 2 người nấu cơm, 1 người dần sàng. Theo quy định, những người dự thi đều chít khăn xanh, đỏ, vàng, tím và thắt lưng cùng màu khăn để phân biệt các giáp. Ban Giám khảo có chủ khảo đánh trống lệnh và gạo trắng nhất sẽ được giải. Tiếp theo là thi kéo lửa nhanh, lấy nước vào bình bằng ống tre, chạy 1 quãng dài gần 1.000m. Cuối cùng là khâu thổi cơm, giáp nào nấu cơm nhanh và dẻo thì được giải và đưa cơm vào đình cúng thần. Trong cuộc thi, khó nhất là khâu kéo lửa nên người ta chọn các thanh giang già gác trên bếp 1 thời gian cho thật khô, dùng 2 người khỏe cọ các thanh giang vào nhau cho bật lửa, lấy bùi nhùi rơm nỏ châm vào lấy lửa. Phần kết thúc thật là ngoạn mục. Các giáp đã trữ sẵn 1 lượng lớn rơm để ở 4 góc sân đình, mỗi giáp dùng một phần tư, tuy có một nồi cơm ngon, nhưng họ đốt rơm cháy thành nhiều đống, rồi gạt tro làm nhiều phần, khi nồi cơm cạn nước thì họ dùng tro phủ kín lại, rồi dùng tro làm nghi binh, để không ai rõ nồi cơm nằm ở đống nào. Khi Ban Tổ chức cử một người ra thu các nồi cơm đến đâu, các giáp dùng rơm đốt ngăn cản Ban Tổ chức, để cơm kịp chín thêm. Hết đợt trống, Ban Tổ chức lại mất công tìm kiếm nồi cơm, vì nhiều đống tro nghi binh, nên không biết nồi cơm nào ở đống nào. Diễn biến toàn cuộc, từ lúc bắt đầu khai mạc đến kết thúc hội thi, trống chiêng gõ liên tục, khói lửa nghi ngút, lửa nóng mùi rơm, làm không khí rất hào hứng. Người trong cuộc thi và người xem đều căng thẳng thần kinh hưng phấn, sôi nổi trong thời gian kéo dài khoảng 2 giờ.

Làm Cốm ở Mễ Trì

Quận Nam Từ Liêm có 4 làng nghề truyền thống là: Nghề Cốm Mễ Trì, nghề làm Bún Phú Đô, nghề Gò hàn tôn thiếc Phú Thứ (nay thuộc phường Tây Mỗ), nghề Giọt trang kim mỹ nghệ Phú Thứ. Đặc biệt, nghề Cốm Mễ Trì (phường Mễ Trì) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Quyết định tháng 2/2019). Thủ đô Hà Nội có hai làng làm nghề Cốm nổi tiếng của huyện Từ Liêm xưa là làng Vòng (quận Cầu Giấy) và làng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Ngày nay, nghề Cốm Mễ Trì phát triển mạnh. Trước đây Cốm Mễ Trì chỉ làm vào mùa Thu (tức vụ Mùa) thì nay được làm quanh năm. Các hộ nghề đã liên kết với các vùng đất trồng lúa nếp để có nguyên liệu làm cốm. Do đã sử dụng máy móc cơ giới, nên các khâu làm Cốm đạt năng suất cao, tiết kiệm, công sức so với làm thủ công mà vẫn đảm bảo hương vị của Cốm Mễ Trì là mỏng, dẻo, thơm.


*

*

Thay lời kết

Ngoài các di tích lịch sử – văn hóa và làng quê truyền thống xưa, trên đất Nam Từ Liêm ngày nay đã đang dần hình thành vùng đô thị hiện đại, với nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội, Đại Lộ Thăng Long… Phát huy kế thừa giá trị văn hóa truyền thống và lịch sử, những năm qua, với sự quan tâm sâu sát của chính quyền TP và địa phương, quận Nam Từ Liêm đã có những bước tiến mới, những thành tựu đáng kể trong xây dựng sự nghiệp phát triển chung của Thủ đô. Đó là những thành tựu đáng tự hào, ghi dấu ấn Nam Từ Liêm trong thời kỳ đổi mới, hướng đến phát triển bền vững, hiện đại và bản sắc.


TS. Lưu Minh TrịChủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà NộiẢnh trong bài: Tác giả và KTS Nguyễn Phú Đức(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 03-2019)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *