Giá Đất Hà Nội Năm 1990 - Giá Nhà Đất Tăng Hơn 100 Lần Trong 20 Năm

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia chia sẻ rằng, thời điểm năm 1990, ông mua nhà hết 13 cây vàng, khoảng 26 triệu đồng và hiện giờ, căn nhà đó có giá khoảng 8 tỷ đồng, tức tăng khoảng hơn 300 lần.


TS. Lê Xuân Nghĩa đã từng có nhiều chia sẻ và dẫn chứng về bất động sản luôn là kênh đầu tư hấp dẫn. Vị chuyên gia này dẫn thống kê từ nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, từ năm 1990 đến nay, giá vàng tăng khoảng 30 lần, giá bất động sản tăng gấp 4 lần giá vàng, vào khoảng 120 lần. Trên thế giới, trong tất cả mặt hàng thì giá vàng tăng nhanh nhất. Ví dụ, ở Mỹ giá vàng tăng gần 40 lần. Giá vàng Việt Nam tăng chậm hơn so với thế giới vì giá vàng Việt Nam cao hơn giá thế giới.

Một ví dụ mà TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra, đó là năm 1990, ông mua căn nhà hết 13 cây vàng, tương đương 26 triệu đồng. Thì đến hiện tại, căn nhà có giá khoản 8 tỷ đồng.



Ảnh minh hoạ

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cũng từng nêu dẫn chứng, đó là năm 2002 giá nhà tại quận Hoàn Kiếm trung bình chỉ khoảng 11 triệu đồng/m2 thì đến năm 2020, giá tại khu vực này đã tăng lên 33 lần ở ngưỡng trên 360 triệu đồng/m2.

So sánh với giá vàng, trong vòng gần 2 thập kỷ qua giá vàng chỉ tăng khoảng 8 lần lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2. Như vậy tốc độ tăng giá của bất động sản gấp 4 lần tốc độ tăng giá của giá vàng trong gần 2 thập kỷ vừa qua.

Vị này cũng nêu thêm, giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011. Trước đó, một nghiên cứu chỉ ra, giá nhà tại trung tâm TP.HCM tăng 21 lần chỉ sau 16 năm. Có thể thấy rõ xu hướng này qua việc giá bất động sản khu vực quanh TP.HCM và Hà Nội luôn có mức tăng trên 10% trong suốt giai đoạn 2018-2020.

Theo công bố trước đó của Savills, giai đoạn 1995 - 1998 thị trường bất động sản còn sơ khai, bắt đầu khởi động và tăng nhanh. Giai đoạn 1998-2008 giao dịch và giá nhà tăng cao với 2 cơn sốt nhà đất vào các năm 2001-2003 và 2007 - 2008, giá nhà đất tăng lên nhiều lần.

Ông Quốc Anh cho biết thêm, năm 2008-2010, giá nhà đất đi ngang. Bước sang 2011-2013, giá bất động sản xuống dốc không phanh, nhiều nhất là gần 50%, đến thời điểm 2014-2019 thì quay lại xu hướng tăng mạnh từ 50-300%.

Giai đoạn 2020 - 2021 tại thời điểm dịch bệnh, đỉnh điểm từ tháng 5 - tháng 9/2021, thị trường bất động sản gần như “đóng băng” do dịch và giãn cách xã hội. Song bước sang tháng 10/2021, ngay khi trở lại bình thường mới, 2 thị trường bất động sản lớn là Hà Nội và Tp.HCM, với mức độ phục hồi lần lượt 100% và 90% so với tháng 5/2021.

Ông Quốc Anh cho rằng, nhìn vào biểu đồ của thị trường tăng giá trong một thập niên, đồ thị giá đất chủ yếu theo xu hướng tăng thẳng đứng hoặc đi ngang, không có chuyện giảm.

Theo vị này chia sẻ, giá sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi thực tế tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam ở mức rất thấp chỉ 35% so với con số 60% tại Trung Quốc và 81% tại Hàn Quốc. Ông Quốc Anh còn khẳng định giá nhà tại một số đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TPHCM đang ở mức 2.000 USD/m2, rất thấp so với các nước trong khu vực như Úc, Hong Kong, Singapore...

Bạn đang xem: Giá đất hà nội năm 1990

(PLVN) - Hơn 30 năm buôn đất với hàng trăm thương vụ thành công, chưa bao giờ lỗ, nhưng nhà đầu tư cá nhân đến từ Hà Nội tự nhận mình chỉ “buôn bán cọc cạch”.

Ông Vũ Đình Khôi đến từ Chương Mỹ, Hà Nội, nổi danh là một "đại gia" buôn đất rất mát tay. Hơn 30 năm trước, khi khái niệm "buôn đất" vẫn chưa thành hình, ông Khôi đã thích để dành tiền mua đất.

Năm 1985, ông bỏ tiền ra mua nhiều lô đất dọc trục đường 6 với mức giá 100.000 đồng - 150.000 đồng/lô. Đến hiện tại, những lô đất này đã lên tới hàng chục tỷ đồng, có lô lên giá 28 tỷ đồng. Ông Khôi chỉ giữ lại ít mảnh.

Năm 1987-1988, ông Khôi tiếp tục mua thêm một số suất đất rộng 140m2 dọc trục đường chính tại Chương Mỹ với giá 4 – 7 triệu đồng mảnh. 30 năm sau, giá lô đất này lên tới 8 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng trong thời gian này, ông Khôi cũng từng bỏ tiền ra mua nhà đất ở Hà Nội. Ông kể, thời đó ông chỉ mua 1 triệu đồng- 2 triệu đồng. Ông để dành và bán có lời. Nếu so với ngày xưa, giá hiện tại gấp đến 1000 lần.

Theo ông Khôi, trước năm 1991, tâm lý mua đất chỉ vì để dành, có tiền thì mới mua đất, không ai tính toán đến chuyện bán. Đến năm 1990-1991, nhiều người mới suy tính đến chuyện buôn đất cát nhưng còn rất ít. Phải đến năm 2000, việc buôn bán đất đai mới bắt đầu sôi động nhưng tới năm 2008, thị trường mới thực sự tấp nập hẳn. Cũng từ năm 2008, ông mới buôn đất với số lượng lớn, còn trước đó, thi thoảng có tiền mới mua đất.

Xem thêm: Giá đất tại vọng hà hoàn kiếm t4/2024, vui lòng xác minh không phải robot


*

Ông Khôi sở hữu nhiều lô đất Chương Mỹ (Hà Nội).

Trước khi trở thành nhà đầu tư đúng nghĩa, ông Khôi chuyên làm về cầu đường, vận tải. Ông từng là một trong những nhân sự tham gia vào xây dựng tuyến đường Láng – Hoà Lạc của thời kỳ trước năm 2000. Tuy nhiên, sau này, ông nhận ra, bản thân chỉ hợp với buôn đất và đầu tư vào kênh này mang lại khoản lời siêu khủng. Đó là lý do ông bỏ nghề cầu đường, chuyển sang đầu tư đất.

"Tốt nhất là nên theo 1 nghề và sống với nó thì mới chuyên sâu. Tôi nhận thấy buôn đất mới giúp tôi có nhiều tiền".

Giai đoạn năm 2001-2002, thời điểm này, ông Khôi ít vốn nên chủ yếu mua lô đất lớn vài trăm triệu, phân nhỏ rồi xây nhà lên bán ở khu vực như Ngọc Khánh (Ba Đình)…Tuy nhiên, ông cho rằng cách làm này lãi ít nên sau này, ông chỉ đầu tư đất thổ, đất dịch vụ,…


Đến năm 2008, ông bỏ tiền ra mua tới gần 10 lô đất ở An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) với mức giá chỉ 500 triệu đồng. Đến năm 2009, ông bán được khoảng 2 tỷ một lô. "Tôi buôn bán gặp may, còn bạn tôi cũng mua nhưng lại bán muộn hơn nên thành ra lỗ. Họ trả giá gấp 5 nhưng không bán. Đến năm 2010, đất tụt dốc không phanh vì ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính".

Nhẩm tính suốt 36 năm thời gian bén duyên với đất, ông Khôi chia sẻ, thực sự không thể nhớ chính xác số lượng thương vụ mua đi bán lại. Ông ước chừng số lượng này lên tới hàng trăm vụ.

Ông hiện còn rất nhiều đất ở Chương Mỹ (Hà Nội), Khánh Hoà và các khu vực khác. Một điều thú vị nhà đầu tư này tiết lộ, đó là chưa bao giờ buôn lỗ 1 lô đất nào. Thế nhưng, ông lại cho rằng, tất cả chỉ là may mắn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *